Lễ hội bốn phương

Tour du lịch miền Tây tham gia lễ Vía Bà Chúa Xứ vào tháng 4 âm lịch

Hàng năm, cứ vào ngày 23-26/4 âm lịch, khách hành hương từ khắp nơi đổ về Núi Sam, Châu Đốc để du lịch và dâng hương Vía Bà, hi vọng hạnh phúc, bình an cho gia đình.

NGUỒN GỐC CỦA NGÀY LỄ VÍA BÀ (23/4 ÂM LỊCH)

Cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương đã phát hiện ra tượng Bà nằm trên đỉnh Núi Sam, Châu Đốc. Sau đó, vùng cử 6 cô gái đồng trinh thỉnh tượng Bà xuống núi và xây dựng nên 1 ngôi miếu nhỏ bằng tre lá để thờ tự. Về sau, miếu thờ được tu sửa khang trang bằng đá miếng và lợp ngói âm dương. Theo thời gian, các hạng mục như: dãy Đông lang, Tây lang, chánh điện, nhà khách dần xuất hiện và toạ lạc uy nghi trên núi đến ngày nay.

Khách du lịch miền Tây, đến thăm chùa Bà đều được nghe  người dân trong vùng kể lại nguồn gốc của lễ hội này. Theo đó, Lễ Vía Bà Chúa Xứ có từ thời vua Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ biên cương vùng Tây Nam. Để bộc bạch lòng hàm ân bà Chúa Xứ đã phò hộ, che chở cho chồng (Thoại Ngọc Hầu) và dân làng địa phương, bà Châu Thị Tế đã cho xây dựng lại miếu thờ, khai lễ, dâng hương vào các ngày 23, 24, 25, 26/4 âm lịch. Về sau, dân trong vùng lấy các ngày này làm lễ Vía Bà và cúng bái rất đầy đủ, kỳ công.

Tham khảo>>> tour du lich he gia re tại đây

CÁC NGHI THỨC CỦA LỄ HỘI VÍA BÀ

Suốt 5 ngày diễn ra lễ hội, du khách có thể theo dõi 5 nghi thức khác nhau như sau:

Lễ tắm Bà được cử hành vào đêm 23 rạng sáng 24/4 (lúc 0 giờ). Trong lễ này, Tượng Bà sẽ được lau sạch bụi bẩn bằng nước thơm và thay áo mão. Sau đó, bộ trang phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra và ban phát cho khách dự lễ. Những mảnh áo này được xem như lá bùa hộ mệnh giúp cho người nhận luôn khoẻ mạnh và tránh ma tà, quỷ dữ. Sau một giờ làm lễ, mọi người được tự do ra vào cúng bái và cầu phúc.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: diễn ra vào lúc 15h chiều 24/4. Đây là một trong các nghi lễ quan trọng để người dân địa phương tỏ bày lòng hàm ân đối với vị quan Thoại Ngọc Hầu-người đã có công khai phá, khai thác vùng đất này.

Tiếp theo là lễ Túc Yết, lễ được tổ chức vào đêm 25/4 rạng sáng 26/4 (lúc 0 giờ). Ban quản trị lăng miếu và chức sắc tiến hành dâng hương, chúc tửu, hiến trà và đọc văn tế trước tượng Bà. Lễ vật dâng Bà có một con lợn trắng đã được sơ chế sạch sẽ, một đĩa “mao huyết”, mâm xôi, trầu cau, trái cây và một đĩa gạo muối.

Sau Túc Yết là Lễ Xây Chầu, được thực hiện bởi ông Chánh Bái ca công. Ông sẽ cầm dùi trống, đọc to lời nguyện cầu và cầm nhành dương liễu vẩy nước xung quanh điện thờ. Sau khi ông đánh 3 hồi trống và xướng “ca công tiếp giá” thì chương trình hát tuồng bắt đầu với các tiết mục thân thuộc như: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v…

Chung cuộc là Lễ Chánh Tế diễn ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 26/4 âm lịch với các nghi thức và lễ vật giống như Lễ Túc Yết. Chiều ngày 27/4, các bô lão và quản trị miếu sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu trở về Sơn Lăng.

NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC

Đan xen với các nghi lễ là chương trình trình diễn múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén hết sức hấp dẫn. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, lôi cuốn khách du lịch miền Tây tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Chùa Bà, Núi Sam, Châu Đốc không chỉ là nơi nguyện cầu bình an và phước lộc rất linh thiêng, nơi này còn là điểm du lịch Miền Tây lý tưởng với các thắng cảnh nức tiếng.

23/4 âm lịch này, Đất Việt Tour mời bạn cùng tìm về vùng Đất An Giang để hoà vào dòng người hành hương, thắp nén hương cầu nguyện hạnh phúc, bình an cho gia cảnh và tận hưởng không gian văn hoá đặc sắc của Vùng Tây Nam Bộ. Để biết thêm thông tin về các tour du lịch miền Tây siêu ưu đãi, bạn hãy gọi đến tổng đài 1800 6700 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Thuỳ Linh – Đất Việt Tour

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *